Nét đẹp ngàn đời xứ kinh bắc

Kết quả hình ảnh cho quan họ bắc ninh xưa

Trên dải đất hình chữ S thân yêu, trải dài từ Băc- Trung- Nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ thành thị đến nông thôn đều có những điệu hát của nhân dân. Trong gia đình có tiếng hát ru, tiếng hát quy tơ, ngoài xã hội có tiếng hát giao duyên tình tứ của nam nữ thanh niên, có tiếng hát lao động, có tiếng hát của những hội hè đình đám với làn điệu vô cùng phong phú. “Ở đâu có sự sống, có người lao động, có làng xóm thân yêu, có ruộng đồng, sống nước, đồi bãi, rừng rú là ở đó có tiếng hát, tiếng hò” (Cao Huy Đỉnh). Đó là những làn điệu dân ca từ lâu đã gắn bó với đời sống con người như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Mỗi một vùng miền trên đất nước ta lại gắn với một loại hình dân ca độc đáo, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa và phong cách của chính vùng miền đã sản sinh ra nó. 


Nói đến Kinh Bắc- Bắc Ninh, một vùng đất để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong kí ức mỗi người dân Việt. Kinh Bắc từ xưa đã mang trong mình chất thơ của một xứ sở cố kính bậc nhất đất nước, một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, truyền thống khoa bảng. Đặc biệt vùng đất này đã hình thành và phát triển một loại hình dân ca vô cùng đặc sắc: Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Từ lâu, dân ca quan họ đã được đánh giá là là một loại hình nghệ thuật đạt tới trình độ cao về nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật lời ca và nghệ thuật âm nhạc. Dân ca quan họ chính là vẻ đẹp hiện hữu, được kết tinh từ những nét đẹp ngàn đời của quê hương Kinh Bắc.Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra. Đến đầu thế kỉ XX, Dân ca quan họ Bắc Ninh được thực hành ở 49 làng mà cộng đồng xác định là làng quan họ cổ, 44 làng hiện nay thuộc tỉnh Bắc Ninh: Bái Uyên, Duệ Đông, Hạ Giang, Hoài Thị, Hoài trung,Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Vân Khám (huyện Tiên Du); Tam Sơn, Tiêu (huyện Từ Sơn); Đông Mai, Đông Yên (huyện Yên Phong); Bồ Sơn, Châm Khê, Cổ Mễ, Dương Ô, Đẩu Hàn, Điều Thôn, Đông Xá, Đỗ Xá, Hòa Đình, Hữu Chấp, Khà Lễ, Khúc Toại, Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Niềm Xá, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Thị Chung, Thị Cầu, Thọ Ninh, Thượng Đồng, Trà Xuyên, Vệ An,Viêm Xá, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân Ô, Xuân Viên, Y Na, Yên Mẫn (thành phố Bắc Ninh). Có 05 làng thuộc tỉnh Bắc Giang: Giá Sơn, Hữu Nghi, Nội Ninh, Mai Vũ, Sen Hồ (huyện Việt Yên). Ngoài ra ở 13 làng: Đình Cả. Đông Long, Khả Lý Thượng, Núi Hiếu, Mật Ninh, Quang Biểu, Tam Tầng, Thần Chúc, Tiên Lát Hạ, Tiên Lát Thượng, Thổ Hà, Trung Đồng, Vân Cốc (huyện Việt Yên) của tỉnh Bắc Giang, Dân ca quan họ Bắc Ninh cũng được thực hành. Đây là những làng nằm trong vùng lan tỏa của di sản này.

Người xưa có câu: 
“Trong sáu tỉnh người đà chưa tỏ
Ngoài năm thành chỉ có Bắc Ninh
Yêu nhau trở lại xuân đình
Nghề chơi quan họ có tinh mới tường”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Qúa trình phát triển của quan họ Bắc Ninh

Lịch sử, nguồn gốc quan họ Bắc ninh

Tên gọi của quan họ Bắc Ninh